[AWS] Chapter 0: AWS là gì?

[AWS] Chapter 0: AWS là gì?

  • Kai
  • June 24, 2024

Giới thiệu

AWS (Amazon Web Services) là một nền tảng điện toán đám mây được phát triển và cung cấp bởi Amazon.com, công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. AWS ra đời từ năm 2006 với mục đích cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho các trang web và ứng dụng phía máy khách.

Hiện nay, AWS đang cung cấp hơn 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, bao gồm các dịch vụ lưu trữ, tính toán, cơ sở dữ liệu, phân tích, máy học, blockchain, DevOps, sao lưu và phục hồi, v.v. AWS được hàng triệu doanh nghiệp tin tưởng sử dụng, bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh, các tập đoàn lớn cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ.

Theo ước tính từ Synergy Research Group, thị phần của Amazon lên tới 32% trong quý đầu tiên của năm 2023, tiếp tục dẫn đầu trên thị trường cơ sở hạ tầng đám mây trên toàn cầu, vượt qua tất cả các gã khổng lồ công nghệ khác như Microsoft Azure, Google Cloud, Alibaba Cloud, IBM Cloud, Salesforces, Oracle và Tencent Cloud.

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là việc cung cấp theo yêu cầu các tài nguyên máy tính như năng lực tính toán, cơ sở dữ liệu, lưu trữ, ứng dụng và các nguồn lực CNTT khác thông qua một nền tảng dịch vụ đám mây qua internet với mô hình thanh toán theo mức sử dụng. Cho dù bạn đang chạy các ứng dụng chia sẻ ảnh cho hàng triệu người dùng di động hay hỗ trợ các hoạt động then chốt của doanh nghiệp, một nền tảng dịch vụ đám mây cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng vào các nguồn lực CNTT linh hoạt và chi phí thấp. Với điện toán đám mây, bạn không cần phải đầu tư lớn vào phần cứng và mất nhiều thời gian vào việc quản lý phần cứng đó. Thay vào đó, bạn có thể cung cấp chính xác loại và kích thước tài nguyên máy tính mà bạn cần để vận hành ý tưởng mới nhất hoặc vận hành bộ phận CNTT của mình. Bạn có thể truy cập vào bao nhiêu tài nguyên mà bạn cần, gần như ngay lập tức, và chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng.

Một số mô hình Cloud Computing mà bạn có thể quan tâm như sau:

  • Cloud: Một ứng dụng dựa trên đám mây được triển khai hoàn toàn trên đám mây và tất cả các phần của ứng dụng chạy trên đám mây. Các ứng dụng trên đám mây có thể được tạo ra trên đám mây hoặc đã được di chuyển từ cơ sở hạ tầng hiện có để tận dụng lợi ích của điện toán đám mây. Các ứng dụng dựa trên đám mây có thể được xây dựng trên các khối xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thấp hoặc có thể sử dụng các dịch vụ cấp cao hơn cung cấp khả năng trừu tượng hóa từ các yêu cầu quản lý, kiến trúc và mở rộng của cơ sở hạ tầng cốt lõi. Ví dụ như FPT Software,…
  • Private Cloud (On-premises): Việc triển khai các tài nguyên tại chỗ, sử dụng công nghệ ảo hóa và công cụ quản lý tài nguyên, đôi khi được gọi là điện toán đám mây riêng. Triển khai tại chỗ không cung cấp nhiều lợi ích của điện toán đám mây nhưng đôi khi được tìm kiếm vì khả năng cung cấp tài nguyên chuyên dụng. Trong hầu hết các trường hợp, mô hình triển khai này giống như cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống trong khi sử dụng công nghệ quản lý ứng dụng và ảo hóa để cố gắng tăng cường sử dụng tài nguyên.
  • Hybrid: Triển khai lai là một cách để kết nối cơ sở hạ tầng và ứng dụng giữa các tài nguyên dựa trên đám mây và các tài nguyên hiện có không nằm trên đám mây. Phương pháp triển khai lai phổ biến nhất là giữa đám mây và cơ sở hạ tầng tại chỗ hiện có để mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng của tổ chức sang đám mây trong khi kết nối các tài nguyên đám mây với hệ thống nội bộ. Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank sử dụng mô hình Talent Hybrid, kết hợp giữa hạ tầng riêng tư tại chỗ và cloud.

Lý do chọn AWS

Dễ sử dụng

AWS rất dễ sử dụng với giao diện quản lý trực quan và các tài liệu hướng dẫn chi tiết. Ngay cả những người không có chuyên môn kỹ thuật cao cũng có thể nhanh chóng triển khai các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng này. Giao diện người dùng của AWS được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giúp quản lý đám mây trở nên dễ dàng hơn. Các hướng dẫng từng bước và các công cụ hỗ trợ sẵn sàng giúp người dùng mới nhanh chóng làm quen với hệ thống. Ngoài ra, AWS còn có một cộng đồng lớn và hoạt động, cung cấp nhiều tài nguyên hữu ích như diễn đàn, blog và mạng xã hội để người dùng tìm kiếm hỗ trợ.

Đa dạng dịch vụ

AWS cung cấp hàng trăm dịch vụ khác nhau, từ lưu trữ và tính toán đến cơ sở dữ liệu, phân tích và trí tuệ nhân tạo. Điều này cho phép bạn xây dựng một hệ thống IT toàn diện chỉ trên một nền tảng duy nhất, đáp ứng mọi nhu cầu về công nghệ thông tin và phát triển ứng dụng. Bạn có thể lựa chọn các dịch vụ và công cụ phù hợp với yêu cầu của dự án, từ máy chủ ảo, lưu trữ, cơ sở dữ liệu cho đến các dịch vụ phân tích và trí tuệ nhân tạo.

Khả năng mở rộng

AWS cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt theo nhu cầu, từ đó giúp tổ chức tăng cường hoặc giảm bớt tài nguyên một cách dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn các hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình và nền tảng ứng dụng mà bạn ưa thích để phát triển các dịch vụ và sản phẩm của mình.

Độ tin cậy

AWS có hệ thống phục hồi thảm họa rõ ràng để bảo vệ dữ liệu của bạn và đảm bảo hoạt động hàng ngày không bị gián đoạn. Với trung tâm dữ liệu trên toàn cầu, AWS có thể triển khai ứng dụng nhanh chóng và cung cấp nội dung với độ trễ thấp, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho ứng dụng của bạn. Cơ sở hạ tầng của AWS hiện tại được xây dựng xung quanh các AWS Regions và AWS Availability Zones (AZ). Một Regions sẽ chứa nhiều AWS AZ. Bên trong AWS AZ sẽ bao gồm một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu riêng biệt, mỗi trung tâm đều có nguồn điện, mạng và kết nối dự phòng, được đặt tại các cơ sở riêng biệt. Những Vùng sẵn sàng này mang lại cho bạn khả năng vận hành các ứng dụng sản xuất và cơ sở dữ liệu có tính sẵn sàng cao hơn, khả năng chịu lỗi tốt hơn và có thể mở rộng hơn so với việc chỉ sử dụng một trung tâm dữ liệu duy nhất.

Tiết kiệm chi phí

AWS sẽ luôn có những chính sách giảm giá bằng cách cung cấp credit dựa trên billing của bạn. Đặc biệt đối với những Startup bắt đầu bằng AWS sẽ luôn có những chính sách để hưởng lợi nhất trong việc nhanh chóng đưa sản phẩm của bạn được deployment với những mức giá tốt nhất.

Hiệu suất cao

AWS cung cấp dịch vụ máy tính hiệu suất cao để xử lý khối lượng dữ liệu lớn với tốc độ cao. Điều này rất quan trọng đối với năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu.

An ninh và bảo mật

AWS cung cấp một cơ sở hạ tầng an ninh đa lớp để bảo vệ dữ liệu của bạn. AWS đã xây dựng được uy tín về an ninh và được tin cậy bởi hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới. Các tính năng bảo mật tích hợp sẵn như mã hóa, kiểm soát truy cập và phát hiện mối đe dọa giúp bảo vệ dữ liệu và ứng dụng của bạn một cách hiệu quả. Ngoài ra, AWS cũng cung cấp nhiều dịch vụ và công cụ để giúp doanh nghiệp cải thiện an ninh và tuân thủ các quy định.

AWS để bảo mật và bảo vệ dữ liệu trong đám mây. Tuân thủ là trách nhiệm chung giữa AWS và khách hàng, và bạn có thể truy cập Mô hình Trách nhiệm Chung để tìm hiểu thêm. Khách hàng có thể yên tâm khi vận hành và xây dựng dựa trên các biện pháp kiểm soát bảo mật mà AWS sử dụng trên cơ sở hạ tầng của mình. Cơ sở hạ tầng CNTT mà AWS cung cấp cho khách hàng được thiết kế và quản lý phù hợp với các thực tiễn bảo mật tốt nhất và nhiều tiêu chuẩn CNTT bảo mật khác nhau. Dưới đây là danh sách một phần các chương trình đảm bảo mà AWS tuân thủ:

  • SOC 1/ISAE 3402, SOC 2, SOC 3
  • FISMA, DIACAP và FedRAMP
  • PCI DSS Cấp độ 1
  • ISO 9001, ISO 27001, ISO 27017, ISO 27018

Các Resource:

Bài Viết Liên Quan

[Docker] Chapter 1: Docker là gì?

  • Kai
  • January 24, 2021

Docker là một nền tảng mã nguồn mở dùng để phát triển, vận chuyển và chạy các ứng dụng. Docker cho phép bạn tách biệt ứng dụng của bạn khỏi cơ sở hạ tầng để bạn có thể triển khai phần mềm một cách nhanh chóng.

Đọc Thêm

[AWS] Chapter 13: AWS CloudFront

  • Kai
  • August 28, 2024

Xin chào các bạn, trong bài blogs này chúng ta sẽ tìm hiểu về AWS CloudFront, một dịch vụ CDN (Content Delivery Network) của AWS.

Đọc Thêm

[AWS] Chapter 12: AWS S3 Hands On

  • Kai
  • August 27, 2024

Xin chào tất cả các bạn, trong bài blogs này, chúng ta sẽ thực hành về AWS S3 nhé. Let’s go!

Đọc Thêm